Skip to content

Quan điểm về người Do Thái của Đức Thánh Cha hiện tại

August 30, 2012

Quan điểm về người Do Thái của Đức Giáo Hoàng hiện tại

Giao ước cũ là câu chuyện giữa Thiên Chúa với dân riêng Ngài.

Chính Chúa đã cho dân này một tên gọi.

Đó là ngày Ngài đánh vật với tổ phụ Gia cóp bên sông Gia cóp.

Giacóp đã không chịu thua,

vì vậy từ đây ông được gọi là IsraelKẻ tranh cãi với Chúa.

 Tại sao Chúa lại phải chọn một dân riêng? Và tại sao lại là người Do Thái?

Cựu Ước, chẳng hạn như trong sách Dân số, luôn nêu lên lí do đặc biệt về sự tuyển chọn đó.

Qua Mai sen Chúa nói với dân Ngài:

Ta không chọn ngươi vì ngươi là một dân đặc biệt lớn và đặc biệt quan trọng,

cũng không phải vì ngươi có được phẩm cách này kia,

mà vì Ta yêu ngươi.

Chúng ta không thể dùng lí luận để tìm hiểu việc tuyển chọn này, đó vẫn là một ẩn số.

Vấn đề là Chúa chọn.

Nhưng không phải Ngài chọn để loại trừ những dân khác, mà là để qua dân này Ngài tới với các dân khác,

và để Ngài bước vào sân chơi lịch sử một cách cụ thể.

Suốt 3000 năm lịch sử, dân riêng đó đã phải trải qua 2000 năm lưu đày,

và cho tới ngày nay cũng còn phải đấu tranh cho nền an ninh đất nước.

Phải tự hỏi:

Tại sao lại là Ai cập to lớn và hùng mạnh với các đại đế Pharaoh,

và tại sao một dân tộc được tuyển chọn nhỏ bé lại bị truy nã,

lưu đày và bách hại suốt bao nhiêu thế kỉ  cho tới sém bị huỷ diệt hoàn toàn bởi nạn Đức Quốc xã?

Thiên Chúa có những khái niệm khác.

Việc tuyển chọn của Ngài không mang nghĩa to lớn như ta hiểu.

Ngài không cất nhắc dân Ngài lên hàng cường quốc, nhưng Ngài tự tỏ mình và gây tác động qua cái bé nhỏ.

Tiêu chuẩn quan trọng của Chúa không phải là cường quốc, mà là thực tại đức tin.

Vì đức tin mà một dân tộc được chọn. Dân tộc này nằm lọt giữa các nước lớn Ai cập và Babylon, và luôn bị họ đe doạ xâu xé.

Như vậy, Chúa làm lịch sử của Ngài một cách hoàn toàn khác, không như một quyền lực trần gian.

Và đó có thể là bài học cho Giáo hội chúng ta, để ta hiểu rằng giá trị của mình không nằm nơi quyền lực thế gian, mà nơi việc mình luôn thể hiện và đại biểu cho một Thiên Chúa khác.

Thời điểm lớn lao của Giáo hội là thời điểm đau khổ và bách hại, chứ không phải lúc có nhiều tiền và nhiều quyền lực.

Đây cũng là bài học cho chính ta, để nhìn ra đâu là cái cơ bản và đâu không là cơ bản trong cuộc sống.

Chứ đừng hỏi tại sao Chúa lại làm thế. Ngài đã chỉ cho ta một con đường, một hướng đi, và Ngài giữ sự độc lập của Ngài.

Quả là một lịch sử lạ lùng.

Dù người Do Thái suốt 2000 năm lang thang, bị săn đuổi từ nước này sang nước khác, tôn giáo của họ vẫn không bốc hơi.

Đây là một hiện tượng có một không hai trong nhân loại.

Câu hỏi:

Có sự liên quan nào giữa sự phát triển đầy bí ẩn của thế giới với sự phát triển của dân tộc Do Thái?

Theo tôi, rõ ràng có.

Một dân tộc tí hon, không đất, không tên tuổi, suốt 2000 năm sống rải rác khắp thế giới,

Vậy mà vẫn giữ được Đạo Do Thái Giáo,

vẫn giữ được căn cước Israel và Do Thái của mình, quả là một bí ẩn tuyệt đối.

Điều này cho thấy có sự tác động của một bàn tay nào khác trong đó.

Chúa đã không biến dân đó thành nước lớn, mà trái lại,

họ đã trở thành một dân tộc mang nhiều đau khổ nhất trong lịch sử thế giới.

Nhưng họ luôn giữ được căn cước của mình. Đức tin của họ không mất.

Và đức tin đó luôn là một cái gai cho hoàn vũ kitô giáo, một tôn giáo thoát sinh từ lịch sử Do Thái và gắn bó với lịch sử đó.

Như vậy, chỉ giải thích bằng các ngẫu nhiên lịch sử không thôi thì không đủ.

Mọi cường quốc thời đó đều đã suy tàn.

Chẳng còn Ai cập xưa, mà cũng chẳng còn dân Babylon hay Assiri. Nhưng Israel vẫn còn đó.

Và nó chỉ cho ta thấy chút gì bền vững, vâng, cho ta thấy cái bí ẩn của Thiên Chúa.

Israel là cái nôi của đức tin Kitô giáo,

và ta có thể nói không ngoa rằng,

hai tôn giáo lớn này đã ảnh hưởng quyết định lên nền tảng cuộc sống của nhiều vùng đất lớn địa cầu.

Cho tới hôm nay, người Do Thái còn tác động nhiều lên việc phát triển văn hoá của nhiều quốc gia,

mà Hoa kì là một điển hình đặc biệt.

Có phải người Do Thái ngày nay vẫn là dân riêng của Chúa?

Đó là câu hỏi thời gian qua đã có những tranh luận kịch liệt.

Người Do Thái có một mối liên hệ đặc biệt với Chúa và Chúa không bỏ rơi họ, đó là điểm quá rõ.

Và đó cũng là hướng nhìn của Tân Ước.

Phao lô nói với ta trong thư gởi giáo đoàn Rôma: cuối cùng thì cả Israel sẽ trở về.

Nhưng vấn đề là sau khi đã hình thành Giáo hội, đã hình thành Dân Chúa bao gồm mọi dân tộc, sau khi đã có Giao ước mới,

thì một cuộc sống theo Giao ước cũ một cuộc sống không mở ra cho cái mới của Đức Kitô tự nó có còn giá trị nữa hay không?

Ngày nay có rất nhiều luận thuyết trả lời cho câu hỏi đó.

Là kitô hữu, chúng ta xác tín rằng bản chất Cựu Ước là hướng về Đức Kitô,

và nó chỉ tìm thấy lời giải đích thực cũng như đích điểm tối hậu, khi nó được đọc từ quan điểm Đức Kitô.

Kitô giáo không phải là một đạo nào đó khác với đạo của Israel, nhưng nó là cách đọc Cựu Ước mới với Đức Kitô.

Chúng ta đã thấy qua một lô thí dụ, là những câu chuyện và bản văn Cựu Ước chỉ là nhập đề để đi tới một cái gì khác.

Chỉ khi ta đọc chúng qua Tân Ước thì í nghĩa của chúng mới sáng tỏ và toàn hảo.

Tân Ước vì thế không phải là cái gì chép thêm vào.

Và thái độ của ta đối với Cựu Ước không phải là thái độ của người chiếm hữu trái phép một cái gì đó của người khác.

Với ta, Cựu Ước chỉ là một đoạn đường dang dở, nếu không được tiếp tục với Tân Ước.

Đó là xác tín nền tảng của Kitô giáo.

Nhưng, cùng với xác tín đó, ta cũng tin rằng Israel ngày nay vẫn có một sứ mạng đặc biệt.

Chúng ta vẫn chờ thời điểm dân tộc này về với Đức Kitô, nhưng chúng ta cũng biết rằng,

trong giai đoạn lịch sử gọi là đứng trước cửa này, họ vẫn mang một sứ mạng có tầm quan trọng đối với thế giới.

Như vậy, dân tộc này vẫn nằm trong chương trình của Thiên Chúa một cách đặc biệt.

Cuốn sách này thật sự rất hay cho những ai muốn tìm hiểu về Kitô giáo

http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/ThienChuaVaTranThe/MucLucTC-TranThe.htm

Nói thêm cho vui, một trong những dấu hiệu của ngày tận thế,

 chính là sự phục quốc của người Do Thái

.

Leave a Comment

Leave a comment